Dịch vụ hành chính công: Việc gì nên chuyển giao cho doanh nghiệp?

18/04/2019 17:41 Số lượt xem: 231

Chiều 17/4, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu đã chủ trì buổi làm việc với Viện Khoa học Pháp lý về Dự thảo Đề án chuyển giao cho doanh nghiệp, các tổ chức xã hội có đủ năng lực đảm nhiệm một số nhiệm vụ và dịch vụ hành chính công mà các cơ quan thuộc Bộ, ngành Tư pháp không nhất thiết phải thực hiện. 

 

 

 

Dịch vụ hành chính công: Việc gì nên chuyển giao cho doanh nghiệp?

 

 

Báo cáo tóm tắt tại buổi làm việc, Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý Nguyễn Văn Cương cho biết Dự thảo Đề án hiện có hai nội dung lớn, thứ nhất là nghiên cứu trong số các dịch vụ hành chính công mà các cơ quan thuộc bộ, ngành Tư pháp đang nắm giữ thì việc gì giữ lại và việc gì có thể chuyển giao cho doanh nghiệp, tổ chức xã hội có đủ năng lực để đảm nhiệm; thứ hai là đối với những việc không chuyển giao thì phải có phương pháp đổi mới thủ tục như thế nào để thuận tiện phục vụ lợi ích cho người dân. 

Theo đó, các dịch vụ hành chính công mà các cơ quan thuộc Bộ đang nắm giữ có 17 lĩnh vực và hơn 400 thủ tục hành chính. Tuy nhiên, không phải dịch vụ công, thủ tục hành chính nào cũng có thể chuyển giao, đặc biệt là những cái thuộc về thẩm quyền thực thi quyền lực Nhà nước. Những việc như thẩm tra, đánh giá thì có thể chuyển giao cho một số doanh nghiệp, tổ chức xã hội. Ví dụ, những việc liên quan đến công chứng có thể chuyển giao cho các doanh nghiệp, tổ chức xã hội để giảm nhẹ gánh nặng cho xã, phường, địa phương. 

GS TS Hoàng Thế Liên, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp cũng nhất trí cho rằng việc xây dựng Dự thảo Đề án là điều vô cùng thiết thực. Ông Liên cũng nhấn mạnh rằng trước hết phải ưu tiên xây dựng một hệ tiêu chí những nhiệm vụ, dịch vụ hành chính công không nhất thiết phải chuyển giao của Bộ, ngành Tư pháp. Sau đó mới xây dựng tiêu chí về năng lực, khả năng đối với các doanh nghiệp, tổ chức xã hội nhận chuyển giao. Ngoài ra, ông Liên cũng nhấn mạnh Dự thảo Đề án cần ưu tiên những gì xã hội cần, người dân cần và đặc biệt cần phải nâng cao năng lực của cán bộ công chức xã. 

Bên cạnh đó, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật Lê Vệ Quốc lại đặt ra câu hỏi sản phẩm đầu ra sẽ ở cấp nào? Ông Quốc cho rằng cần phải triển khai Đề án thật hiệu quả, cẩn trọng để đảm bảo xuyên suốt hai nhóm nhiệm vụ lớn được nêu ở trên. Về mặt lý luận, ông Quốc cũng nhấn mạnh phải tìm ra nguyên lý tại sao phải chuyển giao các nhiệm vụ và dịch vụ hành chính công; xem xét lại kỹ càng về các khái niệm của thủ tục hành chính. Ngoài ra, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật cũng đề nghị Dự thảo làm rõ vấn đề chuyển giao một số dịch vụ công cho đơn vị nào, năng lực có đảm bảo được hay không đồng thời cần xác định các tiêu chí để chuyển giao dịch vụ hành chính công và thủ tục hành chính. 

Ngoài ra, các đại biểu tham dự cuộc họp cũng đưa ra nhiều ý kiến đóng góp để Dự thảo Đề án hoàn thiện hơn, cụ thể là Dự thảo nên bổ sung các đánh giá vào nhiệm vụ cụ thể của Bộ, ngành Tư pháp để có một bức tranh tổng thể và bao quát về dịch vụ hành chính công, các thủ tục hành chính; cân nhắc lĩnh vực nào chuyển giao; cải cách thủ tục hành chính như thế nào để thuận tiện cho người dân; bổ sung thêm các kinh nghiệm quốc tế; cần xem xét lại để tránh trùng lặp; hoàn thiện thể chế; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng các phần mềm, cơ sở dữ liệu; đẩy mạnh khâu hậu kiểm; xem xét lại tính hợp lý, hợp pháp và tính hiệu quả … 

Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu đề nghị phải có các phụ lục đề cập đến một số danh mục, như danh mục dịch vụ công của Bộ, ngành đang thực hiện; danh mục nhiệm vụ, dịch vụ hành chính công các cơ quan thuộc Bộ đang làm mà có thể chuyển giao cho các doanh nghiệp, tổ chức xã hội; danh mục thủ tục hành chính phải rà soát để cắt giảm, đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục. Về cơ cấu chung của Dự thảo Đề án, Thứ trưởng đề nghị bám sát các cơ cấu mang tính truyền thống đồng thời đổi mới phương thức thực hiện thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, Thứ trưởng đề nghị phải nhận diện thế nào là dịch vụ hành chính công, các điều kiện đảm bảo như thế nào; rà soát kỹ thủ tục hành chính nào có thể cắt giảm; cơ quan nào có thể chuyển giao đồng thời phải đưa ra điều kiện để các cơ quan này được nhận chuyển giao… 

Ngoài ra, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung giải pháp tăng cường quản lý nhà nước theo phương pháp cụ thể, có trọng tâm; nghiên cứu khả năng trung tâm đăng ký hộ tịch, thái độ của người cung ứng dịch vụ và phục vụ dịch vụ; bổ sung các giải pháp hỗ trợ cụ thể từ phía Nhà nước; tiếp tục duy trì một số lực lượng nòng cốt, tạo cơ chế để hoạt động tốt. Đồng thời đề nghị phân công rõ nhiệm vụ và trách nhiệm cho các Bộ, ngành liên quan.  

Dịch vụ hành chính công: Việc gì nên chuyển giao cho doanh nghiệp?

Báo cáo tóm tắt tại buổi làm việc, Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý Nguyễn Văn Cương cho biết Dự thảo Đề án hiện có hai nội dung lớn, thứ nhất là nghiên cứu trong số các dịch vụ hành chính công mà các cơ quan thuộc bộ, ngành Tư pháp đang nắm giữ thì việc gì giữ lại và việc gì có thể chuyển giao cho doanh nghiệp, tổ chức xã hội có đủ năng lực để đảm nhiệm; thứ hai là đối với những việc không chuyển giao thì phải có phương pháp đổi mới thủ tục như thế nào để thuận tiện phục vụ lợi ích cho người dân. 

Theo đó, các dịch vụ hành chính công mà các cơ quan thuộc Bộ đang nắm giữ có 17 lĩnh vực và hơn 400 thủ tục hành chính. Tuy nhiên, không phải dịch vụ công, thủ tục hành chính nào cũng có thể chuyển giao, đặc biệt là những cái thuộc về thẩm quyền thực thi quyền lực Nhà nước. Những việc như thẩm tra, đánh giá thì có thể chuyển giao cho một số doanh nghiệp, tổ chức xã hội. Ví dụ, những việc liên quan đến công chứng có thể chuyển giao cho các doanh nghiệp, tổ chức xã hội để giảm nhẹ gánh nặng cho xã, phường, địa phương. 

GS TS Hoàng Thế Liên, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp cũng nhất trí cho rằng việc xây dựng Dự thảo Đề án là điều vô cùng thiết thực. Ông Liên cũng nhấn mạnh rằng trước hết phải ưu tiên xây dựng một hệ tiêu chí những nhiệm vụ, dịch vụ hành chính công không nhất thiết phải chuyển giao của Bộ, ngành Tư pháp. Sau đó mới xây dựng tiêu chí về năng lực, khả năng đối với các doanh nghiệp, tổ chức xã hội nhận chuyển giao. Ngoài ra, ông Liên cũng nhấn mạnh Dự thảo Đề án cần ưu tiên những gì xã hội cần, người dân cần và đặc biệt cần phải nâng cao năng lực của cán bộ công chức xã. 

Bên cạnh đó, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật Lê Vệ Quốc lại đặt ra câu hỏi sản phẩm đầu ra sẽ ở cấp nào? Ông Quốc cho rằng cần phải triển khai Đề án thật hiệu quả, cẩn trọng để đảm bảo xuyên suốt hai nhóm nhiệm vụ lớn được nêu ở trên. Về mặt lý luận, ông Quốc cũng nhấn mạnh phải tìm ra nguyên lý tại sao phải chuyển giao các nhiệm vụ và dịch vụ hành chính công; xem xét lại kỹ càng về các khái niệm của thủ tục hành chính. Ngoài ra, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật cũng đề nghị Dự thảo làm rõ vấn đề chuyển giao một số dịch vụ công cho đơn vị nào, năng lực có đảm bảo được hay không đồng thời cần xác định các tiêu chí để chuyển giao dịch vụ hành chính công và thủ tục hành chính. 

Ngoài ra, các đại biểu tham dự cuộc họp cũng đưa ra nhiều ý kiến đóng góp để Dự thảo Đề án hoàn thiện hơn, cụ thể là Dự thảo nên bổ sung các đánh giá vào nhiệm vụ cụ thể của Bộ, ngành Tư pháp để có một bức tranh tổng thể và bao quát về dịch vụ hành chính công, các thủ tục hành chính; cân nhắc lĩnh vực nào chuyển giao; cải cách thủ tục hành chính như thế nào để thuận tiện cho người dân; bổ sung thêm các kinh nghiệm quốc tế; cần xem xét lại để tránh trùng lặp; hoàn thiện thể chế; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng các phần mềm, cơ sở dữ liệu; đẩy mạnh khâu hậu kiểm; xem xét lại tính hợp lý, hợp pháp và tính hiệu quả … 

Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu đề nghị phải có các phụ lục đề cập đến một số danh mục, như danh mục dịch vụ công của Bộ, ngành đang thực hiện; danh mục nhiệm vụ, dịch vụ hành chính công các cơ quan thuộc Bộ đang làm mà có thể chuyển giao cho các doanh nghiệp, tổ chức xã hội; danh mục thủ tục hành chính phải rà soát để cắt giảm, đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục. Về cơ cấu chung của Dự thảo Đề án, Thứ trưởng đề nghị bám sát các cơ cấu mang tính truyền thống đồng thời đổi mới phương thức thực hiện thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, Thứ trưởng đề nghị phải nhận diện thế nào là dịch vụ hành chính công, các điều kiện đảm bảo như thế nào; rà soát kỹ thủ tục hành chính nào có thể cắt giảm; cơ quan nào có thể chuyển giao đồng thời phải đưa ra điều kiện để các cơ quan này được nhận chuyển giao… 

Ngoài ra, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung giải pháp tăng cường quản lý nhà nước theo phương pháp cụ thể, có trọng tâm; nghiên cứu khả năng trung tâm đăng ký hộ tịch, thái độ của người cung ứng dịch vụ và phục vụ dịch vụ; bổ sung các giải pháp hỗ trợ cụ thể từ phía Nhà nước; tiếp tục duy trì một số lực lượng nòng cốt, tạo cơ chế để hoạt động tốt. Đồng thời đề nghị phân công rõ nhiệm vụ và trách nhiệm cho các Bộ, ngành liên quan.