Bắc Ninh: Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm đến năm 2021

28/08/2019 15:28 Số lượt xem: 221

Hội nghị nhằm nhằm thể chế hóa chính sách, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật và an ninh trật tự...

Thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật và Quyết định số 512/QĐ-UBND ngày 16/4/2018 của UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh” giai đoạn 2017 – 2021, Sở Tư pháp tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp với các huyện, thị xã trong trong tỉnh tổ chức các hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật tại các địa bàn trọng điểm về an ninh trật tự với các đối tượng là cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Tại các hội nghị, báo cáo viên của Sở Tư pháp trình bày hai chuyên đề về Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, pháp luật về khiếu nại, tố cáo và chuyên đề về Luật đất đai năm 2013. Đại diện công an các địa phương trình bày chuyên đề tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn các xã thời gian qua; một số định hướng, giải pháp thực hiện trong thời gian tới.

 

 Quang cảnh hội nghị

 

 

Ông Hồ Nguyên Hồng, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bắc Ninh cho biết: Việc tổ chức hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật tại các địa bàn trọng điểm về an ninh trật tự  của Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh” giai đoạn 2017 – 2021 nhằm nhằm thể chế hóa chính sách, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật và an ninh trật tự; Phát huy vai trò, huy động sự tham gia của cấp ủy Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị cơ sở, cộng đồng dân cư tham gia vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hạn chế vi phạm pháp luật tại địa bàn trọng điểm.

Đồng thời, lồng ghép việc thực hiện Đề án với việc thực hiện các chương trình, đề án, phong trào trong từng lĩnh vực riêng biệt đang được thực hiện có liên quan đến Đề án; Kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật với việc xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật; gắn kết chặt chẽ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án với việc tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật có liên quan.

Góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chấp hành pháp luật trong các lĩnh vực đất đai, môi trường, an toàn giao thông, hình sự, tệ nạn xã hội, từng bước giảm số vụ việc và người vi phạm pháp luật, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, phát triển kinh tế xã hội ở địa bàn trọng điểm. Tăng cường, nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức thuộc hệ thống chính quyền, đoàn thể cơ sở và người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở ở các địa bàn trọng điểm trong phạm vi đề án nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ./.

Trần Chiến
Nguồn: Báo ĐCS