Kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

25/05/2020 11:04 View Count: 622

Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ về Kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (dưới đây gọi tắt là Nghị định) có hiệu lực thi hành từ ngày 31/3/2020 quy định cụ thể về kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, theo đó:

Thứ nhất, về căn cứ, phương thức kiểm tra

Một là, phương thức kiểm tra định kỳ, theo địa bàn, chuyên đề hoặc theo ngành, lĩnh vực được tiến hành trên cơ sở kế hoạch kiểm tra hằng năm, khi có một trong các căn cứ: Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; Theo đề nghị của bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh, cấp huyện; Theo đề nghị của tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ trên cơ sở theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Theo đề nghị của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp trên cơ sở theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Theo yêu cầu quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính; Việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý liên ngành đang có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập hoặc đối với vụ việc phức tạp.

Hai là, phương thức kiểm tra đột xuất được tiến hành trên cơ sở yêu cầu quản lý và tình hình thực tế, khi có một trong các căn cứ:  Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; Khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cá nhân, tổ chức hoặc có phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng về việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính chưa chính xác, có dấu hiệu xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; Khi phát hiện vướng mắc hoặc dấu hiệu vi phạm trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ, tài liệu do cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính gửi đến hoặc đang được lưu trữ, bảo quản theo quy định; Qua theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phát hiện có dấu hiệu vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

Thứ hai, về thẩm quyền kiểm tra

Một là, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với trường hợp: Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; Theo đề nghị của bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh, cấp huyện; Theo đề nghị của tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ trên cơ sở theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Theo yêu cầu quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính; Việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý liên ngành đang có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập hoặc đối với vụ việc phức tạp; Khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cá nhân, tổ chức hoặc có phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng về việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính chưa chính xác, có dấu hiệu xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; Khi phát hiện vướng mắc hoặc dấu hiệu vi phạm trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ, tài liệu do cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính gửi đến hoặc đang được lưu trữ, bảo quản theo quy định; Qua theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phát hiện có dấu hiệu vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của mình.

Đối với việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý liên ngành đang có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập hoặc đối với vụ việc phức tạp mà có tính chất phức tạp, mang tính liên ngành, trong phạm vi toàn quốc, thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cơ quan có trách nhiệm chủ trì thực hiện việc kiểm tra.

Tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện việc kiểm tra.

Hai là, Bộ trưởng Bộ Tư pháp kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính: Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; Theo đề nghị của bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh, cấp huyện; Theo đề nghị của tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ trên cơ sở theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Theo yêu cầu quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính; Việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý liên ngành đang có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập hoặc đối với vụ việc phức tạp; Khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cá nhân, tổ chức hoặc có phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng về việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính chưa chính xác, có dấu hiệu xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; Khi phát hiện vướng mắc hoặc dấu hiệu vi phạm trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ, tài liệu do cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính gửi đến hoặc đang được lưu trữ, bảo quản theo quy định; Qua theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phát hiện có dấu hiệu vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của mình.

Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật thuộc Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện việc kiểm tra.

Ba là, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với các trường hợp: Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; Theo đề nghị của bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh, cấp huyện; Theo đề nghị của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp trên cơ sở theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Theo yêu cầu quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính; Việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý liên ngành đang có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập hoặc đối với vụ việc phức tạp; Khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cá nhân, tổ chức hoặc có phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng về việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính chưa chính xác, có dấu hiệu xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; Khi phát hiện vướng mắc hoặc dấu hiệu vi phạm trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ, tài liệu do cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính gửi đến hoặc đang được lưu trữ, bảo quản theo quy định; Qua theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phát hiện có dấu hiệu vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong phạm vi địa bàn quản lý của mình.

Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp chịu trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện việc kiểm tra.

Bốn là, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thực hiện việc kiểm tra đối với các trường hợp: Theo yêu cầu quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính; Việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý liên ngành đang có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập hoặc đối với vụ việc phức tạp; Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; Khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cá nhân, tổ chức hoặc có phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng về việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính chưa chính xác, có dấu hiệu xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; Khi phát hiện vướng mắc hoặc dấu hiệu vi phạm trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ, tài liệu do cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính gửi đến hoặc đang được lưu trữ, bảo quản theo quy định; Qua theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phát hiện có dấu hiệu vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.  

Tổ chức pháp chế hoặc tổ chức có chức năng, nhiệm vụ tương đương thuộc cơ quan, đơn vị quản lý người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thực hiện việc kiểm tra.

Thứ ba, quyền hạn, trách nhiệm của người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra

Một là, người ban hành quyết định kiểm tra có quyền: Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Trường hợp phát hiện quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính không đầy đủ, không thống nhất, đồng bộ, thiếu khả thi hoặc có sai trái thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kịp thời kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý; Khen thưởng theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng kịp thời đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hiệu quả, đúng quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Hai là, người ban hành quyết định kiểm tra có trách nhiệm: Thông báo về kế hoạch, nội dung, thời gian kiểm tra; gửi kết luận kiểm tra cho đối tượng được kiểm tra; Kịp thời chỉ đạo, xử lý theo thẩm quyền các tình huống phát sinh trong quá trình kiểm tra và sau khi kết thúc kiểm tra theo báo cáo, kiến nghị của trưởng đoàn kiểm tra; Chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về việc ban hành quyết định kiểm tra và toàn bộ hoạt động kiểm tra theo quyết định kiểm tra; Ban hành kết luận kiểm tra.

Thứ tư, về Đoàn kiểm tra

Một là, Đoàn kiểm tra được thành lập để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền. Đoàn kiểm tra được thành lập theo hình thức liên ngành, trừ các trường hợp: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thành lập đoàn kiểm tra để kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thành lập đoàn kiểm tra để kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý của mình.

Hai là, Đoàn kiểm tra phải có từ 05 thành viên trở lên, bao gồm: Trưởng đoàn; 01 Phó trưởng đoàn; các thành viên.

Ba là, thành viên của đoàn kiểm tra phải không trong thời gian chấp hành kỷ luật hoặc bị tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật.

Bốn là, thành viên của đoàn kiểm tra không được tham gia đoàn kiểm tra trong trường hợp có vợ, chồng, con, bố, mẹ, anh ruột, chị ruột hoặc em ruột của mình, của vợ hoặc chồng mình là đối tượng được kiểm tra hoặc giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của tổ chức là đối tượng được kiểm tra trực tiếp.

Thứ năm, quyền hạn, trách nhiệm của đoàn kiểm tra

- Quyền hạn của đoàn kiểm tra: Yêu cầu đối tượng được kiểm tra trực tiếp làm việc hoặc cử người đại diện làm việc với đoàn kiểm tra; Yêu cầu đối tượng được kiểm tra cung cấp đầy đủ thông tin, hồ sơ, tài liệu và giải trình những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra; trường hợp cần thiết, có thể yêu cầu đối tượng được kiểm tra cung cấp tang vật, phương tiện vi phạm phục vụ cho công tác xác minh; Trường hợp cần thiết, đoàn kiểm tra có thể tiến hành xác minh để làm rõ các vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra.

- Trách nhiệm của đoàn kiểm tra: Tổ chức thực hiện kiểm tra theo quyết định kiểm tra; Báo cáo người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra về kết quả kiểm tra và đề xuất phương án xử lý; Sử dụng thông tin; sử dụng, bảo quản hồ sơ, tài liệu, tang vật, phương tiện có liên quan đến nội dung kiểm tra theo đúng quy định pháp luật; không làm hư hỏng hoặc thất thoát tài sản hợp pháp của đối tượng được kiểm tra; Hoàn trả đầy đủ hồ sơ, tài liệu, tang vật, phương tiện do đối tượng được kiểm tra cung cấp.

Thứ sáu, về trách nhiệm của trưởng đoàn kiểm tra, thành viên đoàn kiểm tra

Một là, trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm: Công bố quyết định kiểm tra đến đối tượng được kiểm tra; Thông báo cho đối tượng được kiểm tra về thành phần của đoàn kiểm tra; Tổ chức điều hành việc kiểm tra theo đúng nội dung của quyết định kiểm tra; Phân công công việc cụ thể cho thành viên đoàn kiểm tra; Chịu trách nhiệm trước người đã ban hành quyết định kiểm tra và trước pháp luật về hoạt động của đoàn kiểm tra; Thực hiện chế độ báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của người đã ban hành quyết định kiểm tra đối với những vấn đề, nội dung phát sinh vượt quá thẩm quyền giải quyết của mình khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra; Lập, ký biên bản kiểm tra ngay sau khi kết thúc kiểm tra để ghi nhận kết quả kiểm tra; Báo cáo, đề xuất xử lý kết quả kiểm tra với người đã ban hành quyết định kiểm tra kèm theo hồ sơ kiểm tra khi kết thúc kiểm tra; trình người có thẩm quyền kiểm tra ban hành kết luận kiểm tra; Sử dụng thông tin; sử dụng, bảo quản hồ sơ, tài liệu, tang vật, phương tiện có liên quan đến nội dung kiểm tra theo đúng quy định pháp luật; không làm hư hỏng hoặc thất thoát tài sản hợp pháp của đối tượng được kiểm tra; Hoàn trả đầy đủ hồ sơ, tài liệu, tang vật, phương tiện do đối tượng được kiểm tra cung cấp.

Hai là, Trưởng đoàn kiểm tra có thể ủy quyền cho phó trưởng đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ của mình.

Khi được trưởng đoàn kiểm tra ủy quyền thực hiện nhiệm vụ của trưởng đoàn kiểm tra, phó trưởng đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm trước trưởng đoàn kiểm tra, người đã ban hành quyết định kiểm tra và trước pháp luật về hoạt động của đoàn kiểm tra; Công bố quyết định kiểm tra đến đối tượng được kiểm tra; Thông báo cho đối tượng được kiểm tra về thành phần của đoàn kiểm tra; Tổ chức điều hành việc kiểm tra theo đúng nội dung của quyết định kiểm tra; Phân công công việc cụ thể cho thành viên đoàn kiểm tra; Chịu trách nhiệm trước người đã ban hành quyết định kiểm tra và trước pháp luật về hoạt động của đoàn kiểm tra; Thực hiện chế độ báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của người đã ban hành quyết định kiểm tra đối với những vấn đề, nội dung phát sinh vượt quá thẩm quyền giải quyết của mình khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra; Lập, ký biên bản kiểm tra ngay sau khi kết thúc kiểm tra để ghi nhận kết quả kiểm tra; Báo cáo, đề xuất xử lý kết quả kiểm tra với người đã ban hành quyết định kiểm tra kèm theo hồ sơ kiểm tra khi kết thúc kiểm tra; trình người có thẩm quyền kiểm tra ban hành kết luận kiểm tra; Sử dụng thông tin; sử dụng, bảo quản hồ sơ, tài liệu, tang vật, phương tiện có liên quan đến nội dung kiểm tra theo đúng quy định pháp luật; không làm hư hỏng hoặc thất thoát tài sản hợp pháp của đối tượng được kiểm tra; Hoàn trả đầy đủ hồ sơ, tài liệu, tang vật, phương tiện do đối tượng được kiểm tra cung cấp.

Ba là, thành viên đoàn kiểm tra có trách nhiệm: Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo sự phân công, điều hành của trưởng đoàn kiểm tra theo đúng nội dung của quyết định kiểm tra; Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công với trưởng đoàn kiểm tra và chịu trách nhiệm về sự chính xác, trung thực của nội dung báo cáo hoặc đề xuất; Đề xuất với trưởng đoàn kiểm tra thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo đảm hoạt động kiểm tra có hiệu quả, đúng pháp luật; Sử dụng thông tin; sử dụng, bảo quản hồ sơ, tài liệu, tang vật, phương tiện có liên quan đến nội dung kiểm tra theo đúng quy định pháp luật; không làm hư hỏng hoặc thất thoát tài sản hợp pháp của đối tượng được kiểm tra; Hoàn trả đầy đủ hồ sơ, tài liệu, tang vật, phương tiện do đối tượng được kiểm tra cung cấp.

Thứ bẩy, về nội dung kiểm tra việc thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính

Một là, nội dung kiểm tra việc áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính:

- Tổng số vụ vi phạm; tổng số vụ vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính; số vụ vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý; số vụ chuyển cơ quan tố tụng để truy cứu trách nhiệm hình sự; số vụ việc cơ quan tố tụng chuyển để xử phạt vi phạm hành chính;

- Việc thực hiện các quy định pháp luật về thẩm quyền, thủ tục lập biên bản vi phạm hành chính và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

- Tình hình, kết quả thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

- Việc thực hiện các quy định pháp luật về giải trình;

- Việc thực hiện các quy định pháp luật về thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính;

- Việc quản lý tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, chứng từ thu nộp tiền phạt;

- Việc lưu trữ hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.

Hai là, nội dung kiểm tra việc áp dụng pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính: Tổng số đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; số đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Việc thực hiện các quy định pháp luật về lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Tình hình, kết quả thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm thi hành quyết định xử lý hành chính; Những dấu hiệu vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền áp dụng pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Việc lưu trữ hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Ba là, nội dung kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính: Công tác chỉ đạo, điều hành; việc xây dựng và tiến độ, kết quả triển khai kế hoạch quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xử lý vi phạm hành chính; kết quả theo dõi chung tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Tổ chức công tác phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ; Việc bố trí nguồn lực và các điều kiện khác để bảo đảm cho việc thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính; tổng số người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh tại cơ quan, đơn vị; Việc thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về xử lý vi phạm hành chính; Việc xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính và cung cấp thông tin để tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia; Việc thực hiện trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật khác có liên quan đến xử lý vi phạm hành chính.

Thứ tám, về ban hành kế hoạch kiểm tra

Một là, căn cứ vào khoản 1 Điều 5 Nghị định, kế hoạch kiểm tra hằng năm phải được người có thẩm quyền ban hành trước ngày 15/3 hằng năm. Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền ban hành kế hoạch kiểm tra có thể điều chỉnh kế hoạch kiểm tra.

Hai là, thẩm quyền ban hành kế hoạch kiểm tra:

- Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ lập kế hoạch kiểm tra thuộc lĩnh vực quản lý của mình và kế hoạch kiểm tra trong trường hợp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Nghị định.

Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật thuộc Bộ Tư pháp giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp, tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ lập kế hoạch kiểm tra;

- Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện chịu trách nhiệm lập kế hoạch kiểm tra trong phạm vi địa bàn quản lý của mình.

Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện lập kế hoạch kiểm tra;

- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính lập kế hoạch kiểm tra thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý của mình.

Tổ chức pháp chế hoặc tổ chức có chức năng, nhiệm vụ tương đương thuộc cơ quan, đơn vị quản lý người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được giao giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính lập kế hoạch kiểm tra.

Ba là, Kế hoạch kiểm tra bao gồm các nội dung cơ bản: Căn cứ ban hành kế hoạch; Đối tượng được kiểm tra; Địa điểm kiểm tra; Nội dung kiểm tra; Thời gian dự kiến kiểm tra; Kinh phí thực hiện kiểm tra; Tổ chức thực hiện.

Bốn là, Kế hoạch kiểm tra phải được gửi cho đối tượng được kiểm tra ngay sau khi được ban hành.

Thứ chín, về ban hành quyết định kiểm tra

Một là, trên cơ sở kế hoạch kiểm tra và các căn cứ kiểm tra quy định tại Điều 5 Nghị định, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, tổ chức pháp chế hoặc tổ chức có chức năng, nhiệm vụ tương đương thuộc cơ quan, đơn vị quản lý người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính xây dựng quyết định kiểm tra trình người có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Nghị định xem xét, ban hành quyết định kiểm tra.

Hai là, Quyết định kiểm tra bao gồm các nội dung cơ bản: Ngày, tháng, năm ban hành quyết định kiểm tra; Căn cứ ban hành quyết định kiểm tra; Đối tượng được kiểm tra; Địa điểm kiểm tra; Nội dung kiểm tra; Thời hạn kiểm tra; Họ, tên, chức vụ của trưởng đoàn, phó trưởng đoàn và các thành viên; quyền hạn và trách nhiệm của đoàn kiểm tra; Quyền và trách nhiệm của đối tượng được kiểm tra; Kinh phí thực hiện kiểm tra; Họ, tên, chức vụ của người ban hành quyết định kiểm tra.

Ba là, thời hạn kiểm tra tối đa là 07 ngày làm việc; trường hợp cần thiết thì người có thẩm quyền kiểm tra có thể gia hạn thêm không quá 07 ngày làm việc.

Bốn là, Quyết định kiểm tra phải được gửi cho đối tượng được kiểm tra trước ngày tiến hành hoạt động kiểm tra ít nhất 30 ngày.

Trường hợp kiểm tra đột xuất, quyết định kiểm tra phải được gửi cho đối tượng được kiểm tra ngay sau khi quyết định được ban hành hoặc phải giao trực tiếp cho đối tượng được kiểm tra ngay khi tiến hành hoạt động kiểm tra./.

Phương Minh