Hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; hợp tác quốc tế về pháp luật và hoạt động trợ giúp pháp lý

28/07/2020 04:58 View Count: 136

Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (dưới đây gọi tắt là Nghị định). Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2020. Nghị định quy định cụ thể về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; hợp tác quốc tế về pháp luật và hoạt động trợ giúp pháp lý, theo đó:

Hành vi vi phạm quy định về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật

Một là, cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

- Cản trở việc thực hiện quyền được thông tin, tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân;

- Cản trở hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Hai là, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin, tài liệu có nội dung sai sự thật, trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Ba là, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng phổ biến, giáo dục pháp luật để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền chính sách thù địch, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Bốn là, biện pháp khắc phục hậu quả:

- Buộc cải chính thông tin đối với hành vi vi phạm: Cung cấp thông tin, tài liệu có nội dung sai sự thật, trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; lợi dụng phổ biến, giáo dục pháp luật để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền chính sách thù địch, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Buộc huỷ bỏ tài liệu đối với hành vi vi phạm:  Cung cấp thông tin, tài liệu có nội dung sai sự thật, trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; lợi dụng phổ biến, giáo dục pháp luật để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền chính sách thù địch, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ của tuyên truyền viên pháp luật, báo cáo viên pháp luật

Thứ nhất, cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

- Lợi dụng danh nghĩa tuyên truyền viên pháp luật để thực hiện các hoạt động không thuộc nhiệm vụ được giao nhằm trục lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Lợi dụng danh nghĩa báo cáo viên pháp luật để thực hiện các hoạt động không thuộc nhiệm vụ được giao nhằm trục lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thứ hai, biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi: Lợi dụng danh nghĩa tuyên truyền viên pháp luật để thực hiện các hoạt động không thuộc nhiệm vụ được giao nhằm trục lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Lợi dụng danh nghĩa báo cáo viên pháp luật để thực hiện các hoạt động không thuộc nhiệm vụ được giao nhằm trục lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hành vi vi phạm quy định về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật

Một là, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo không đúng về tình hình hợp tác quốc tế về pháp luật.

Hai là, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

- Không báo cáo về tình hình hợp tác quốc tế về pháp luật theo quy định;

- Không báo cáo kết quả chương trình, dự án hợp tác về pháp luật; kết quả tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật theo quy định.

Ba là, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

- Không tuân thủ trình tự, thủ tục thẩm định, lấy ý kiến của Bộ Tư pháp đối với văn kiện chương trình, dự án, phi dự án hợp tác quốc tế về pháp luật theo quy định;

- Tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế mà chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

Bốn là, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo, cung cấp thông tin sai sự thật ảnh hưởng đến việc thẩm định, cho ý kiến đối với văn kiện chương trình, dự án, phi dự án, hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật.

Năm là, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

- Thực hiện chương trình, dự án, phi dự án về pháp luật khi chưa có quyết định phê duyệt có hiệu lực pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền;

- Thực hiện chương trình, dự án, phi dự án về pháp luật khi đã có quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền;

- Phê duyệt không đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định đối với các chương trình, dự án, phi dự án về pháp luật.

Hành vi vi phạm quy định về người được trợ giúp pháp lý

Thứ nhất, cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi cố ý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc trợ giúp pháp lý.

Thứ hai, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để đủ điều kiện là người được trợ giúp pháp lý.

Thứ ba, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

- Đe dọa, cản trở, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động trợ giúp pháp lý; gây rối, làm mất trật tự, vi phạm nghiêm trọng nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý;

- Xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người thực hiện trợ giúp pháp lý và uy tín của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thứ tư, hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là tài liệu sai sự thật đối với hành vi vi: Cố ý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc trợ giúp pháp lý; giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm: Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để đủ điều kiện là người được trợ giúp pháp lý.

Thứ năm, biện pháp khắc phục hậu quả: Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để đủ điều kiện là người được trợ giúp pháp lý.

Hành vi vi phạm quy định về người thực hiện trợ giúp pháp lý

Một là, cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi:

- Cho người khác sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý;

- Sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý của người khác;

- Không nộp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý trong trường hợp bị thu hồi thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý;

- Không từ chối hoặc tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp phải từ chối theo quy định;

- Không lập hồ sơ, bàn giao hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định.

Hai là, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để đủ điều kiện thực hiện trợ giúp pháp lý.

Ba là, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

- Sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý của người khác để trục lợi;

- Cho người khác sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý để trục lợi;

- Lợi dụng danh nghĩa người thực hiện trợ giúp pháp lý để trục lợi, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến xã hội mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý;

- Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý mà không có căn cứ;

- Làm sai lệch các tài liệu trong hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý.

Bốn là, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

- Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;

- Xúi giục, kích động người được trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật;

- Xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý;

- Thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp không đủ điều kiện thực hiện trợ giúp pháp lý.

Năm là, hình thức xử phạt bổ sung:

- Tước quyền sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm: Cho người khác sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý để trục lợi; Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; Xúi giục, kích động người được trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật;  Xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý.

- Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm: Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để đủ điều kiện thực hiện trợ giúp pháp lý.

 Sáu là, biện pháp khắc phục hậu quả:

- Buộc hủy bỏ tài liệu bị làm sai lệch trong hồ sơ vụ việc đối với hành vi vi phạm: Làm sai lệch các tài liệu trong hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý;

- Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm: Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để đủ điều kiện thực hiện trợ giúp pháp lý; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để đủ điều kiện thực hiện trợ giúp pháp lý;

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm: Sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý của người khác để trục lợi; Cho người khác sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý để trục lợi; Lợi dụng danh nghĩa người thực hiện trợ giúp pháp lý để trục lợi, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến xã hội mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý; Thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp không đủ điều kiện thực hiện trợ giúp pháp lý.

Hành vi vi phạm quy định về tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý

Thứ nhất, cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

- Không thực hiện chế độ thống kê, báo cáo, lập, lưu trữ hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định;

- Không chuyển hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý chưa hoàn thành đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý được Sở Tư pháp giao để tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý hoặc không thông báo chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định.

Thứ hai, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

- Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý;

- Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng quy định;

- Thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng nội dung đăng ký;

- Thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp không đủ điều kiện thực hiện trợ giúp pháp lý;

- Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;

- Thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp phải chấm dứt việc thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định;

- Mạo danh hoặc lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý để trục lợi; gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thứ ba, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi thành lập tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng quy định.

Thứ tư, hình thức xử phạt bổ sung:

- Tước quyền sử dụng giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm: Thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng nội dung đăng ký; Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; Thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp phải chấm dứt việc thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định;

- Tịch thu tang vật là giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm: Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.

Thứ năm, biện pháp khắc phục hậu quả:

- Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý;

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi: Mạo danh hoặc lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý để trục lợi./.

Bích Khuyên